Hotline: 0888.45.36.63
Hỗ trợ trực tuyến Skype Me!
slider slider slider slider

Tin tức

Ung thư phụ nữ hay gặp - Ðối phó thế nào?

Ung thư không Phải “trời kêu” hay “Nam Tào gạch sổ” mà 80% là do những gì con người ăn uống, hít thở, cọ xát hoặc phơi trải. Ung thư được hiểu theo nghĩa đơn giản là sự tăng trưởng quá đà, sinh sôi vô tổ chức của các tế bào bất thường. Hàng tỷ tế bào này tích tụ lại thành khối bướu (khối u), đè ép, xâm lấn và phá hủy các vùng mô bình thường lân cận. Tại các vị trí trên cơ thể có tế bào ung thư, chúng lang thang đây đó rồi dần dần nắm quyền chủ động, tàn phá cơ thể chúng ta.

5 bệnh

5 bệnh ung thư phụ nữ hay gặp - Ðối phó thế nào?
Chuẩn bị thuốc điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: TM.

Song, điều may mắn là ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây xin giới thiệu cách nhận biết, yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện sớm 5 bệnh ung thư có thể xảy ra ở phụ nữ đã lập gia đình, phụ nữ độc thân, thậm chí là các cô gái trẻ:

Ung thư vú

Triệu chứng điển hình là sờ thấy có khối u ở vú; hình dáng vú có sự thay đổi; núm vú chảy dịch hoặc chảy máu; có u, hạch ở hõm nách. Bệnh có thể gặp ở những người tiền sử gia đình có người bị ung thư sớm; có kinh sớm (dưới 12 tuổi)/mãn kinh muộn (sau 50 tuổi); những người thừa cân, thích ăn chất béo, ít vận động. Ngoài ra, các yếu tố như rượu, những thay đổi về hormon như có thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là tự kiểm tra hằng ngày, chụp Xquang tuyến vú hoặc siêu âm tuyến vú định kỳ. Trong trường hợp có khối u sẽ làm sinh thiết tuyến vú, xét nghiệm CA 15-3.

Ung thư cổ tử cung

Triệu chứng điển hình của bệnh này là chảy máu âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là sau khi giao hợp. Bệnh có thể gặp ở những người sinh đẻ nhiều lần; có nhiều bạn tình, bị nhiễm virut đường sinh dục, đặc biệt là nhiễm virut Paplloma; phụ nữ hút thuốc lá, dùng thuốc ức chế, giảm miễn dịch; con gái của những phụ nữ điều trị bằng thuốc chống sẩy thai trong thời kỳ mang thai. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần; siêu âm tử cung phần phụ, siêu âm đầu dò âm đạo; nội soi cổ tử cung; phiến đồ tế bào âm đạo Pap’smear, xét nghiệm SCC.

(Còn nữa...)

TS.BS. Hoàng Đình Chân